Diễn biến và kết quả của phiên tòa đã được nhiều báo tường thuật trực tiếp và đưa tin kịp thời đến quý vị nên chỉ xin trích đăng để quý vị xem lại.
Sau phiên tòa, nhân dân Văn Giang chúng tôi đã tập trung để trao đổi với Luật sư và cùng thảo luận lại kết quả phiên tòa. Ý kiến thống nhất cuối cùng xin thông tin thêm đến quý vị là chúng tôi quyết định sẽ kháng cáo và tiếp tục tự điều tra, tố cáo thêm về vụ việc. Việc kháng cáo và tự điều tra đã được thảo luận, lập kế hoạch rõ ràng với quyết tâm rất cao bởi chúng tôi cũng hiểu rất rõ rằng đây chỉ là một sự việc nhỏ trong cả chuỗi sự kiện trái pháp luật liên quan đến vụ cưỡng chế và dự án Ecopak, vậy mà chính quyền và tòa án vẫn cố tình bao che, dung túng cho tội phạm.
Kết quả phiên tòa càng chứng tỏ chính quyền và các chủ đầu tư Ecopak vẫn hoàn toàn không hề có thiện ý khắc phục sai lầm. Điều đó làm nhân dân Văn Giang chúng tôi hoàn toàn mất niềm tin lần cuối và không còn chọn lựa nào khác ngoài việc sẽ tiếp tục đấu tranh đến cùng.
Nhân dân Văn Giang chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được thêm nhiều sự hỗ trợ pháp lý của các Luật sư; sự quan tâm, lên tiếng đồng thuận của quý vị nhân sĩ trí thức và bà con xa gần để tiếp tục theo đuổi cuộc đấu tranh khó khăn này cho đến khi đòi lại được sự công bằng.
Qua trang tin này, Nhân dân Văn Giang chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tất cả mọi người đã tham dự và nhất là cám ơn các nhà báo đã trực tiếp và kịp thời đưa tin về phiên tòa.
Trân trọng!
Trân trọng!
Thông tin về phiên tòa trên các trang báo:
Thứ Sáu, 30/11/2012, 09:00 (GMT+7)
Tranh cãi tội cố ý gây thương tích hay giết người
* Hàng trăm người dân Văn Giang bên ngoài tòa án
TTO - Sáng nay 30-11, Tòa án nhân dân huyện Văn Giang,
tỉnh Hưng Yên tiến hành xét xử vụ án "cố ý gây thương tích" xảy ra tại
xã Xuân Quan ngày 12-7.
>> Hoãn phiên tòa hành hung người dân tại Văn Giang
>> Nguyên thứ trưởng Đặng Hùng Võ nhận lỗi
>> Xem toàn bộ hồ sơ vụ Văn Giang
>> Nguyên thứ trưởng Đặng Hùng Võ nhận lỗi
>> Xem toàn bộ hồ sơ vụ Văn Giang
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân đọc cáo trạng
|
8g10, hội đồng xét xử bắt đầu phiên tòa. Các bị cáo
Nguyễn Tuấn Dũng (sinh năm 1977), Đinh Văn Huỳnh (sinh năm 1984) và ba
người bị hại Lê Thạch Bàn, Đàm Văn Đồng, Đàm Văn Nghiệp có mặt. Luật sư
Hà Huy Sơn là người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại.
Một số nhân chứng và người có quyền, nghĩa vụ liên quan
vắng mặt, những người bị hại yêu cầu tòa án triệu tập những người này
mới tiến hành phiên tòa. Tuy nhiên, theo đề nghị của Viện Kiểm sát nhân
dân, chủ tọa phiên tòa tiếp tục tiến hành xét xử do cho rằng các nhân
chứng và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đã cung cấp lời khai tại cơ
quan điều tra, đồng thời sự vắng mặt của họ không ảnh hưởng đến sự khách
quan của quá trình xét xử.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn
Giang, ngày 12-7, Nguyễn Tuấn Dũng, Đinh Văn Huỳnh, Đinh Văn Hùng
(1984), Ngô Công Thái (1989), Hoa Văn Bốn (1987), Nguyễn Việt Cường
(1987) đã có hành vi cố ý gây thương tích đối với các ông Bàn, Đồng,
Nghiệp.
Dũng, Huỳnh, Thái, Cường đã đánh ông Đàm Văn Đồng gây
tổn hại sức khỏe 4%, đánh ông Đàm Văn Nghiệp gây tổn hại sức khỏe 6%.
Huỳnh và Bốn đã gây thương thích cho ông Đồng, ông Nghiệp và đánh ông Lê
Thạch Bàn tổn hại sức khỏe 13.6%. Tuy vậy, Bốn, Cường, Thái, Hùng đã
trốn khỏi địa bàn.
Hàng trăm người dân Văn Giang có mặt bên ngoài phiên tòa - Ảnh: Tâm Lụa
|
Người dân đến với phiên tòa - Ảnh: Tâm Lụa |
Hội đồng xét xử đang tiến hành phần xét hỏi.
Ông Bàn và ông Đồng yêu cầu được bồi thường theo quy
định của pháp luật. Hiện tại ông Bàn chưa thống kê đủ các thiệt hại của
mình. Riêng ông Nghiệp yêu cầu các bị cáo bồi thường 20 triệu đồng chi
phí chữa bệnh cùng với 4 triệu đồng/tháng kể từ ngày bị gây thương tích
do không thể lao động.
Các bị cáo chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
Luật sư Hà Huy Sơn hỏi bị cáo Huỳnh có ai ra lệnh cho
bị cáo đuổi đánh người dân tới khu vực cánh đồng (tại xã Xuân Quan, đã
bị cưỡng chế thu hồi đất ngày 22-4 - PV) không. Bị cáo Huỳnh nói anh Hà
(người thuê Huỳnh trông coi máy móc tại cánh đồng - PV) có "chỉ đạo" cho
Huỳnh về việc có người dân tới thì phải đuổi đi.
10g05, chủ tọa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh luận.
Viện KSND đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Huỳnh phạm tội cố ý gây thương tích theo điều 104 Bộ luật hình sự,
mức án 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù, tính từ ngày tạm giữ, tạm giam
(17-7); bị cáo Dũng 12-15 tháng tù; ông Đồng được bồi thường 1.845.000
đồng, ông Nghiệp 8.200.000 đồng và ông Bàn hơn 42 triệu đồng.
Ông Đồng hoàn toàn không đồng ý với phần luận
tội của Viện KSND. Ông cho rằng đây là tội giết người chứ không phải tội
cố ý gây thương tích vì khi những người bị hại đã bị đánh gục
hoặc bỏ chạy, các bị cáo vẫn tiếp tục đuổi đánh, truy sát, sau khi có
người hô hoán mới dừng lại.
Luật sư Hà Huy Sơn cho rằng các bị cáo đều có hành vi giết người theo điều 93 Bộ luật hình sự, có tổ chức.
Các bị cáo đã không thành khẩn khai báo người tổ chức. Việc ông Bàn (73
tuổi) thoát chết là nằm ngoài ý muốn của các bị cáo. Ngoài ra các bị
cáo còn phạm tội xâm phạm chỗ ở của công dân trong quá trình truy sát.
Ông Sơn cũng cho rằng cơ quan điều tra đã bỏ lọt tội
phạm, không chỉ có 6 người đã bị khởi tố, dựa trên số lượng hung khí để
lại hiện trường, đồng thời vụ án đã bị tách không có căn cứ. Đề nghị trả
hồ sơ cho VKSND huyện Văn Giang điều tra lại, khởi tố các nghi phạm
theo tội giết người và xâm phạm chỗ ở của công dân, đồng thời điều tra
những người cầm đầu.
Đại diện Viện KSND cho rằng Huỳnh và Dũng phạm tội do
bộc phát, bức xúc do bị một số người dân đánh, không có sự phân công,
bàn bạc, phạm tội giản đơn, không có tính chất côn đồ. Viện KSND bác bỏ
quan điểm của luật sư cho rằng các bị cáo xâm phạm chỗ ở của công dân,
đồng thời cơ quan điều tra không vi phạm quy trình tố tụng. Viện KSND
giữ nguyên quan điểm luận tội.
Luật sư Hà Huy Sơn và những người bị hại bác bỏ quan điểm của đại diện Viện KSND. Các bị cáo không có ý kiến gì thêm.
Người bị hại Lê Thạch Bàn (cầm micro) đang tranh luận với đại diện VKSND - Ảnh: Hữu Long
|
10g50, chủ tọa phiên tòa
tuyên bố kết thúc phần tranh luận. Trong lời nói sau cùng, bị cáo Huỳnh
xin lỗi và chấp nhận bồi thường cho những người bị hại. Các bị cáo đều
xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt vì phải chăm sóc gia đình.
Phiên tòa tạm nghỉ, HĐXX bắt đầu phần nghị án.
11g40, Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Nguyễn Nam Thắng
tuyên bị cáo Đinh Văn Huỳnh 3 năm 6 tháng tù, bị cáo Nguyễn Tuấn Dũng 1
năm 6 tháng tù. Cả hai bị cáo phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho ông Đàm Văn Đồng số tiền 8.395.000 đồng, cho ông Đàm Văn
Nghiệp số tiền 8.200.000 đồng, mỗi bị cáo chịu một nửa mức bồi thường.
Riêng bị cáo Đinh Văn Huỳnh phải bồi thường cho ông Lê Thạch Bàn
42.919.000 đồng.
Các bị cáo nghe tuyên án tại phiên tòa - Ảnh: Tâm Lụa |
Đông đảo người dân đến nghe xét xử, đứng bên ngoài tòa án - Ảnh: Tâm Lụa
|
TRỊNH HỮU LONG - TÂM LỤA
Xét xử vụ đánh người ở Văn Giang: Kháng cáo vì bỏ qua tội Giết người
Thứ Sáu, 30/11/2012 09:36
(NLĐO)- Dù 2 kẻ côn đồ Đinh Văn Huỳnh và Nguyễn Tuấn Dũng đã bị tuyên phạt tổng cộng 60 tháng tù nhưng bị hại khẳng định sẽ kháng cáo vì đã bỏ qua tội danh Giết người có tổ chức bởi các bị cáo đã cố tình truy sát người dân tới cùng
Từ
hơn 7 giờ sáng nay 30-11, trước cổng TAND huyện Văn Giang, khá đông lực
lượng an ninh đã có mặt để đảm bảo công tác an ninh trật tự cho phiên
tòa. Dù trời sương mù, rét nhưng có rất nhiều người dân đến nơi xử án.
2 bị cáo Nguyễn Tuấn Dũng (trái) và Đinh Văn Huỳnh (phải) trước vành móng ngựa
Tuy nhiên, khi đến
nơi thì người dân được Tòa thông báo chỉ những người liên quan tới vụ
án, những người được triệu tập hoặc có giấy mời mới được qua cổng vào
nơi xét xử.
7 giờ 40, 2 bị cáo
Nguyễn Tuấn Dũng (35 tuổi, trú thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang) và
Đinh Văn Huỳnh (28 tuổi, trú xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang) được xe dẫn
giải đến rồi nhanh chóng đưa vào phòng đợi xử án.
7 giờ 50, các bị hại đã
có mặt đầy đủ cùng với người thân của mình. Riêng ông Lê Thạch Bàn (73
tuổi, ở thôn 1, xã Xuân Quan) phải đến toà với sự trợ giúp, dìu đi của
vợ và con trai.

Ông Lê Thạch Bàn được vợ và con trai dìu tới toà
Trao đổi với Báo Người Lao động,
ông Lê Thạch Bàn cho biết, các vết thương của ông mấy hôm nay đau nhức
nhối, nhất là trong thời tiết lạnh lẽo của miền Bắc mùa đông này. “Tôi
bị đau nặng từ đốt sống 2- 5, đầu thì cứ sờ lên là cảm giác nổi gai rợn
hết người. Bên ngực bị mổ nội soi do đọng máu trong phổi nên giờ rất
đau, khó thở” - ông Bàn than thở.
Ông Bàn yêu cầu cơ quan
chức năng phải tiếp tục điều tra tìm ra kẻ tổ chức, chủ mưu trong vụ
này. “Bọn chúng đánh chúng tôi với mục đích gì? Có bất bình thường hay
không? Phải làm rõ các vấn đề này”, ông Bàn kiến nghị.
2 nạn nhân còn lại là 2
anh em ruột là ông Đàm Văn Nghiệp (54 tuổi, ở thôn 10 xã Xuân Quan) và
ông Đàm Văn Đồng (52 tuổi, ở thôn 10 xã Xuân Quan) cũng cho biết mấy hôm
nay bị hành hạ vì các vết thương do bị đánh trên đầu. Ông Nghiệp thì
cho rằng, có dấu hiệu “bỏ lọt” tội phạm vì số lượng người tham gia đánh
dân rất đông, song cáo trạng nêu chỉ có 6 người.

Chỉ những người có giấy mời hoặc triệu tập mới được vào dự phiên toà
Còn ông Đồng cho
biết, trước phiên tòa, bố bị cáo Dũng và vợ của bị cáo Huỳnh đã đến nhà
xin bồi thường dân sự song ông không đồng ý. Ông Đồng khẳng định: “Phải
truy tố các bị cáo tội Giết người mới đúng, tôi không đồng ý với tội
danh Cố ý gây thương tích”.
8 giờ 15, Hội đồng xét
xử (HĐXX) bắt đầu làm việc, kiểm tra căn cước những người tham dự phiên
tòa. Trong khi đó, phía ngoài cổng, có khoảng hơn 50 người dân la ó đòi
dự phiên tòa song không được vào với lý do chỗ ngồi trong hội trường bị
hạn chế.
Như Báo Người Lao động đã
đưa, theo cáo trạng truy tố, khoảng 16 giờ 30 phút ngày 12-7-2012, tại
khu vực thôn I, xã Xuân Quan có một nhóm thanh niên gồm Nguyễn Tuấn Dũng
(SN 1977, ở Văn Giang), Đinh Văn Huỳnh (SN 1984, ở Văn Giang), Đinh Văn
Hùng (SN 1984), Hoa Văn Bốn (SN 1984 ở huyện Yên Mỹ), Ngô Công Thái (SN
1989 ở huyện Yên Phú), Nguyễn Việt Cường (SN1987 ở huyện Văn Giang) đi
câu cá tại cánh đồng thôn 1, xã Xuân Quan.

Hàng trăm người từ nhiều nơi kéo tới nơi xét xử côn đồ hành hung người dân
Lúc này, một nhóm
nông dân huyện Văn Giang ra cánh đồng thôn 1 để thăm cây, cách chỗ nhóm
này khoảng hơn 30 mét. Huỳnh nhìn thấy một số người dân chỉ vào chỗ cả
bọn có ý đuổi vì cho rằng đây là đất của mình liền lên xe phóng đuổi
theo nhóm nông dân.
Dù nhóm nông dân đã bỏ
chạy song nhóm thanh niên truy đuổi tới cùng, dùng gậy gỗ dài 1m, đường
kính khoảng 3-4cm điên cuồng đánh đập những nông dân trên.
Vụ truy sát để lại ký
ức kinh hoàng cho người dân ở huyện Văn Giang. Người bị nặng nhất là ông
Lê Thạch Bàn (73 tuổi, ở thôn 1, xã Xuân Quan), với tỷ lệ thương tích
là 13,6%.
Ông Lê Thạch Bàn bị
Huỳnh cầm gậy gỗ vụt, đánh ngang lưng vào sườn. Ông Bàn chạy vào gian
buồng nhà 1 người dân song Bốn vẫn lao tới kéo ông Bàn ra hiên nhà rồi
cùng Huỳnh đánh liên tiếp vào lưng, tay. Ông Bàn dùng tay che đầu thì bị
đánh vào đầu đến gục ngã.
Hai anh em ông Nghiệp và ông Đồng cũng bị truy sát đến tận nhà, liên tục bị đánh vào đầu và vào tay.
Sau khi vụ việc xảy ra,
đối tượng Huỳnh và Dũng đã đến cơ quan công an đầu thú, còn Hoa Văn
Bốn, Nguyễn Việt Cường, Ngô Công Thái, Đinh Văn Hùng đã bỏ trốn tại địa
phương nên Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang đã ra quyết
định truy nã và tách vụ án, khi bắt được sẽ điều tra xử lý sau.
Đến 8 giờ 50, sau phần
đọc cáo trạng, HĐXX bước vào phần xét hỏi. Luật sư yêu cầu tách 2 bị cáo
ra để tránh thông cung. Lúc này thì phía ngoài, người dân đã kéo đến
rất đông, ước tính khoảng hơn 200 người dân đã đứng kín trước cổng tòa,
ngồi rải rác bên đường với khẩu hiệu trên tay nội dung: “Yêu cầu tòa xử
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”.

Người dân kéo tới ngày càng đông
Chủ tọa
Nguyễn Nam Thắng bắt đầu hỏi Huỳnh: Chiều hôm gây án, các bị cáo làm gì ở
khu vực đó? Bị cáo Huỳnh cho biết: đi trông máy móc, trong thời gian đó
thì bị cáo cùng các đối tượng còn lại đi câu cá.
Dũng: Các bị cáo đều
cùng làm bảo vệ máy móc. Ngoài ra không có ai ở đó. HĐXX: Bị cáo bảo vệ
cho ai? Do anh Hà gọi đến, anh Hà là anh em chơi cùng. Anh Hà nói bị cáo
lên bảo vệ máy, không có hợp đồng, thỏa thuận gì, chỉ nói miệng. Tiền
nong cũng chưa nói, từ ngày 8- 7. HĐXX: Bị cáo có biết máy móc của ai
không?- Không.
Đến lượt bị cáo Dũng:
bị cáo chỉ là anh em chơi với những người cùng câu cá. Chủ tọa: Ngoài
câu cá, bị cáo có mục đích gì khác? – Chỉ lên câu cá và bảo vệ máy móc.
HĐXX: Bảo vệ máy móc cho ai? –Anh Hà nhờ đi bảo vệ máy móc ở khu vực
cưỡng chế. Bị cáo cũng không biết số máy móc này của ai.
“Lúc xảy ra, có một số
người dân ra quay phim chụp ảnh. Các bị cáo có trách nhiệm: nếu dân ra
quay phim, chụp ảnh vùng đất bị cưỡng chế thì phải đuổi ra khỏi đất đó”,
bị cáo Dũng khẳng định.
HĐXX: Có chứng cứ nào
cho thấy người dân chửi bới không?. Bị cáo Dũng trả lời: Không có căn cứ
nào xác nhận đã chửi hay xúc phạm bị cáo.
Khi được Chủ tọa hỏi,
ông Đồng phản bác lại: chúng tôi chỉ vào đấy rồi đi về chứ không chửi
bới. Khi đứng ở đó thì các bị cáo không phản ứng gì, chỉ đến khi trên
đường về thì mới bị truy sát.
Ông Nghiệp cũng phủ
nhận việc chửi bới, quay phim chụp ảnh lại. Vì khoảng cách khoảng 200
mét, có quay cũng không nhìn rõ. Chủ tọa gọi một số nhân chứng để xác
nhận lại việc này, tất cả đều phủ nhận việc quay phim, chụp ảnh.
Tuy nhiên, tòa công
bố biên bản lời khai của nhân chứng Phạm Quốc Long thì lại cho biết có
việc người dân có một số lời nói không hay vào trong. Ngay sau đó thì
Bốn lấy xe máy cùng đồng bọn phóng xe máy vào đánh người dân.
Đến 10 giờ 15, trong
bản luận tội của mình, Viện Kiểm sát nhân dân (VKS) nêu: Bị cáo Dũng
đánh Đồng và Nghiệp, bị cáo Huỳnh đánh ông Bàn. Bị cáo Huỳnh thực hiện
hành vi ngang ngược, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, coi thường mạng
sống của nhiều người. Bị cáo Huỳnh gây thương tích cho ông Bàn trên 70
tuổi nên phải chịu trách nhiệm tăng nặng phạm tội với người già và với
nhiều người.
Xét về nhân thân, cả
hai bị cáo đều có tiền án, tiền sự do vậy, cần có hình phạt nghiêm khắc,
cần cách ly khỏi đời sống một thời gian. Nhưng xét thấy, nguyên nhân do
1 phần bức xúc do một số người dân chửi và khiêu khích nên chỉ mang
tính chất tự phát, không có sự bàn bạc thống nhất từ trước. Sau khi phạm
tội, các bị cáo đã tự thú, khai nhận toàn bộ hành vi của mình.
VKS đề nghị mức án: Bị
cáo Huỳnh: 3-3 năm 6 tháng tù; bị cáo Dũng 12- 15 tháng tù. Trách nhiệm
dân sự, buộc hai bị cáo bồi thường ông Đồng 1,8 triệu đồng, ông Nghiệp
8,2 triệu đồng; buộc bị cáo Huỳnh bồi thường cho ông Bàn: 42 triệu đồng.

Người dân yêu cầu toà xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật
Một trong những vấn
đề chưa được làm rõ tại phiên tranh luận là các bị cáo xuất hiện trong
khu đất dự án với vai trò gì. Các bị cáo khai do một người tên là Hà
thuê trông coi máy móc bằng thỏa thuận miệng vì có quan hệ xã hội. Còn
về máy móc của ai thì các bị cáo cũng đều nói là không biết.
Khi được vị Hội thẩm
nhân dân hỏi, bị cáo Dũng cho biết, chỉ biết anh Hà có đi làm cưỡng chế
cho công ty nào đó thôi chứ không biết cụ thể. Nhiệm vụ của bị cáo là ở
trong đất cưỡng chế, diện tích cưỡng chế nếu có ai vào quay phim, chụp
ảnh thì đuổi ra. Việc truy sát ông Bàn được Huỳnh lý giải là bị người
dân đánh đau nên tức. Thấy ông Bàn đứng đó nên lao vào đánh.
Song ông Bàn đã đứng
lên bức xúc: “Tôi có ra ngõ đâu mà nhìn thấy? Ai chỉ điểm cho bị cáo
Huỳnh đánh tôi, bị cáo khai không thành khẩn”.
Ông Đồng đứng lên phản
pháo: “Tôi hoàn toàn không nhất trí với cáo trạng. Việc các bị cáo khai
chúng tôi đến bờ ao cách 30 mét là không đúng sự thật mà phải cách
300-400 mét. Đề nghị VKS ra thực tế giữa nơi chúng tôi thăm đồng và nơi
các đối tượng câu cá cách bao nhiêu mét. Lời khai của 1 người có liên
quan hiện nay vắng mặt cho rằng người dân bới, chửi là không có căn cứ”.
Theo ông Đồng, đây phải
là tội Tổ chức giết người. Bởi khi chúng đánh ông Nghiệp bị gục rồi vẫn
tiếp tục lôi ra đánh tiếp. Nếu không có người dân ra can ngăn, van xin
thì không dừng lại.
Bảo vệ cho các bị hại,
Luật sư Hà Huy Sơn nêu quan điểm bào chữa: 2 bị cáo Huỳnh và Dũng là
đồng phạm có mục đích giết cụ bàn, ông Đồng và ông Nghiệp. Việc ông Bàn
không chết là ngoài ý muốn của Huỳnh, Dung và đồng bọn. Việc truy sát
người dân là có sự phân công. Dũng theo nhóm đánh ông Đồng và Nghiệp.
Còn Huỳnh đánh ông Bàn.
Theo Luật sư, VKS cho
rằng Huỳnh và Dũng khai thành khẩn là không đúng. Đây là hành vi giết
người thuê, có tổ chức. Các bị cáo đã không thành khẩn khai báo kẻ thuê,
kẻ chỉ huy. Tình tiết tăng nặng với các bị cáo là phạm tội có tổ chức,
phạm tội có tính chất côn đồ, đánh người già, phạm tội gây hậu quả rất
nghiêm trọng, cố tình thực hiện tội phạm tới cùng. Nếu không có người
dân can ngăn, van xin thì 3 người khó có thể sống sót.
Số tang vật vụ án có
tới 13 gậy gỗ, 4 gậy tre và cổ chai vỡ thì 6 người không thể cầm hết
được như thế. Những người làm chứng cũng nêu có khoảng 20 tên. Cáo trạng
không làm rõ được việc không có ai thuê lại lao vào đánh người dân tới
cùng.
Việc kết luận các bị
cáo chỉ bột phát là không khách quan. Bị cáo là người đuổi xe theo đánh
người dân chứ có phải người dân vào đánh trước đâu mà nói bị khiêu
khích? Tại sao nói đánh vô tình mà chỉ đánh ông Bàn mà không đánh thêm
một số người dân khác? Nếu không có người thuê mướn thì không có lý do
để cùng nhau truy sát nhằm tước đoạt sinh mạng của họ.
Luật
sư Hà Huy Sơn đề nghị trả hồ sơ lại cho VKSND huyện Văn Giang để yêu
cầu điều tra bổ sung, khởi tố các nghi phạm theo tội giết người và xâm
phạm chỗ ở của công dân, đồng thời điều tra những người cầm đầu.
Trong lời nói cuối
cùng, 2 bị cáo chỉ nói ngắn gọn mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt để
các bị cáo được sớm trở về nuôi con nhỏ, mẹ già.
11 giờ, Tòa bước vào phần nghị án trong tiếng nhao nhao phản đối của hàng trăm người dân bên ngoài.
11 giờ 37, HĐXX bước
vào phần tuyên án. Bác bỏ yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung, HĐXX cho
rằng, mục đích của các bị cáo không nhằm mục đích tước đoạt sinh mệnh
của ông Bàn cũng như các bị hại khác. Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng
không vi phạm các quy định trong Bộ Luật tố tụng hình sự.
2 bị cáo Huỳnh (phải), Dũng (trái) bị tuyên phạt tổng cộng 60 tháng tù
Nhận định, hành vi
của các bị cáo thể hiện sự hung hãn, gây tổn thất cho sức khỏe của các
bị hại và gây hoang mang cho người dân, cần phải tách các bị cáo ra khỏi
đời sống xã hội, HĐXX đã tuyên bị cáo Huỳnh chịu 3 năm 6 tháng tù giam
(42 tháng); bị cáo Dũng bị 1 năm 6 tháng tù giam (18 tháng), tính từ
ngày bị giam giữ.
Ngoài ra, tòa buộc bị
cáo Huỳnh, Dũng phải chia nhau bồi thường cho ông Đồng 8,3 triệu đồng,
ông Nghiệp 8,2 triệu đồng; riêng Huỳn buộc bồi thường cho ông Bàn 42,9
triệu đồng.
Ngay khi phiên tòa bế mạc lúc 12 giờ đúng, trao đổi với báo chí, cả 3 bị hại cho biết sẽ làm đơn kháng cáo.
Bài và ảnh: Nguyễn Quyết
Xử côn đồ đánh người ở Văn Giang: Người dân bỏ cả công việc theo dõi phiên tòa
Thứ sáu 30/11/2012 09:29
Ngày 30/11 tại Tòa án nhân dân huyện Văn Giang đã mở phiên tòa xét xử vụ
việc "côn đồ đánh người dân Văn Giang". Phiên tòa đã thu hút đông đảo
người dân trên địa bàn huyện Văn Giang đến theo dõi.
![]() |
Ông Lê Thạch Bàn, bị hại vụ án, được người nhà dìu đến |
![]() |
Người dân Văn Giang bỏ buổi chợ để được nghe xử |
![]() |
Ông Bàn tại tòa |
![]() |
Phiên tòa chật cứng người dân theo dõi xét xử |
![]() |
Ông Đàm Văn Đồng (cầm giấy) và ông Đàm Văn Nghiệp những người dân khiếu nại việc cưỡng chế đất đại tại Văn Giang |
![]() |
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa